Kiến thức Marketing

ROI – ROE – ROA và những điều quản trị doanh thu cần biết

ROI – ROE – ROA là gì?

Đây là những chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dòng tiền, đánh giá mức độ thành công và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Vậy ROI-ROE-ROA là gì? Công thức tính của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngotrang.net ngay trong bài viết này nhé!

Những điều cần biết về ROI-ROE-ROA

ROI là gì?

ROI (Return On Investment), tức chỉ số tỷ suất hoàn vốn hay lãi suất sinh lời trên vốn đầu tư ban đầu/ Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư.

Roi

– Ý nghĩa: chỉ số ROI giúp đánh giá mức độ lợi nhuận thu được so với đồng vốn đầu tư ban đầu bỏ ra; đồng thời có thể dự đoán, đo lường hiệu quả của đồng vốn đầu tư đó thông qua việc phân bổ và kiểm soát chúng. Đây được xem là chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, đồng thời phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. ROI càng cao và tăng nhanh chứng tỏ nhà đầu tư hay doanh nghiệp càng sớm thu hồi được vốn.

>> Nên đọc thêm tại đây: ROI là gì? Xác định lợi tức đầu tư ROI từ kết quả Digital Marketing

ROE là gì?

ROE (Return On Equity), tức tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu, còn gọi là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu/ Lợi nhuận trên vốn hay Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Roe

– Ý nghĩa: chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả của nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, với 1 đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lời, tức ROE là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao và có xu hướng tăng qua các năm thì khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả.

– Ví dụ: Khách sạn A thu về lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng với vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng thì sẽ có chỉ số ROE cao hơn Khách sạn B có cùng lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng nhưng số vốn chủ sở hữu lại 200 tỷ đồng.

ROA là gì?

ROA (Return On Assets), tức tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản, còn gọi là Lợi nhuận trên tổng tài sản hay Khả năng sinh lời trên tài sản.

Roa La Gi

– Ý nghĩa: chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản (bao gồm vốn và nợ vay) để sinh lời cho doanh nghiệp. ROA càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản càng hiệu quả. Ngược lại, ROA càng thấp nghĩa là doanh nghiệp đang vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không hiệu quả.

– Ví dụ: Khách sạn A có tổng tài sản 300 tỷ đồng, kinh doanh thu về lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng thì sẽ có chỉ số ROA cao hơn Khách sạn B có cùng tổng tài sản 300 tỷ đồng nhưng kinh doanh chỉ thu lại lợi nhuận sau thuế 10 tỷ.

>> Nên đọc: ROA là gì? Những cách tối ưu ROA

Công thức tính ROI-ROE-ROA

Công thức tính ROI

Có nhiều công thức để tính chỉ số ROI.

Chẳng hạn:

ROI = Lợi nhuận ròng : Chi phí đầu tư 

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư

Bất kỳ giá trị nào của ROI > 0 đều phản ánh lợi nhuận ròng. Giá trị càng cao thì việc sử dụng đồng vốn đầu tư càng hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều nhà quản trị cũng áp dụng công thức:

ROI = Lợi nhuận ròng / (Vốn chủ sở hữu + Nợ vay – Trừ mặt)

Đơn vị tính: %, cũng có thể biểu thị dưới dạng tỷ lệ.

Công thức tính ROE

ROE = [ Lợi nhuận sau thế (Earnings) hay Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu (Equity) ] x 100%

(đơn vị tính: %)

Vị trí: Trên bảng Báo cáo tài chính, thông thường, Lợi nhuận sau thuế sẽ nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.] [ Ví dụ: Khách sạn A thu về lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng với vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng thì sẽ có chỉ số ROE = (20 tỷ : 100 tỷ) x 100% = 20% ]

Ngoài ra, ROE còn được tính theo Công thức DuPont (hay mô hình chiến lược lợi nhuận):

ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Trong đó:

– Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

– Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tài sản

– Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Như vậy, muốn tăng ROE thì bắt buộc nhà quản trị phải làm tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số tác động trên đây.

Công thức tính ROA

ROA = [ Lợi nhuận sau thế (Earnings) hay Lãi ròng / Tổng tài sản (Assets) ] x 100%

(đơn vị tính (%)

Trong đó: Tổng tài sản (Assets) = Vốn chủ sở hữu (Equity) + Nợ => Tức ROA <= ROE

Vị trí: Trên bảng Báo cáo tài chính, thông thường, Lợi nhuận sau thế sẽ nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.] [ Ví dụ: Khách sạn A có tổng tài sản 300 tỷ đồng, kinh doanh thu về lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng thì sẽ có chỉ số ROA = (15 tỷ : 300 tỷ) x 100% = 5% ]

Nhìn chung để mà nói đánh giá tổng thể sự phát triển của doanh nghiệp cần dựa trên rất nhiều yếu tố khác nữa ngoài ROI-ROE-ROA.Hy vọng bài viết trên ROI- ROE- ROA và những điều quản trị doanh thu cần biết sẽ giúp bạn tìm hiểu được những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm:

Ngô Trang

Bé Trang thích chia sẽ học hỏi những kiến thức mình có, Đặc biệt là về marketing online - Hãy theo dõi website đệ nhận được những bài viết mới nhất. Mọi thắc mắc về nội dung LH: [email protected]

Bài viết liên quan

Back to top button