Quảng cáo cá nhân hóa là gì? Hướng dẫn chặn quảng cáo cá nhân hóa
Nhu cầu quảng cáo là rất lớn với thời kỳ 4.0 bất kể Online hay Offline. Các nhà quảng cáo thường khai thác thông tin còn được gọi là “cá nhân hóa“. Dựa vào các số liệu cá nhân hóa các nhà quảng cáo, hay các công cụ lớn như Google, Facebook có thể phân phối nhưng quảng cáo sát mục tiêu “có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ”.
Trong bài viết này NgoTrang.Net sẽ hướng dẫn tắt chức năng quảng cáo cá nhân hóa trên Google và Facebook nhé.

Quảng cáo cá nhân hóa là gì?
Quảng cáo được cá nhân hóa (Còn được gọi là quảng cáo dựa trên sở thích) là một công cụ mạnh mẽ giúp tăng mức độ liên quan của quảng cáo cho người dùng và tăng ROI cho nhà quảng cáo. Trên tất cả các sản phẩm dành cho nhà xuất bản của mình, chúng tôi đưa ra suy luận về sở thích của người dùng dựa trên các trang web mà người dùng truy cập hoặc ứng dụng mà người dùng sử dụng. Điều này cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu chiến dịch của họ theo những sở thích này, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho cả người dùng và nhà quảng cáo.
Google coi một quảng cáo được cá nhân hóa khi quảng cáo đó dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc đã thu thập trước đó để xác định hoặc tác động đến việc lựa chọn quảng cáo, bao gồm các truy vấn tìm kiếm, hoạt động, lượt truy cập trang web hoặc ứng dụng, thông tin nhân khẩu học hoặc vị trí trước đây của người dùng. Cụ thể, dữ liệu này sẽ bao gồm, chẳng hạn như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, nhắm mục tiêu theo danh mục sở thích, tiếp thị lại, nhắm mục tiêu theo danh sách Đối sánh khách hàng và nhắm mục tiêu theo danh sách đối tượng được tải lên trong Display & Video 360 hoặc Campaign Manager 360.
<< Xem Thêm: Dịch vụ SEO tại Hà Nội uy tín
Quảng cáo không được cá nhân hóa (NPA)
Quảng cáo không được cá nhân hóa là quảng cáo không dựa trên hành vi trong quá khứ của người dùng. Những quảng cáo này được nhắm mục tiêu bằng cách sử dụng thông tin theo ngữ cảnh, bao gồm nhắm mục tiêu theo địa lý chung (chẳng hạn như cấp thành phố) dựa trên vị trí thực tế và nội dung trên các trang web hoặc ứng dụng thực tế hoặc cụm từ truy vấn thực tế. Google cấm tất cả nhắm mục tiêu được cá nhân hóa , bao gồm nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học và nhắm mục tiêu theo danh sách người dùng.
Mặc dù quảng cáo không được cá nhân hóa không sử dụng cookie hoặc ID quảng cáo trên thiết bị di động để nhắm mục tiêu quảng cáo, nhưng chúng vẫn sử dụng cookie hoặc ID quảng cáo trên thiết bị di động để giới hạn tần suất, báo cáo quảng cáo tổng hợp cũng như để chống gian lận và lạm dụng. Do đó, bạn phải có được sự đồng ý để sử dụng cookie cho các mục đích như vậy khi pháp luật yêu cầu, theo Chỉ thị về quyền riêng tư điện tử ở một số quốc gia EEA. Google không yêu cầu bạn phải có quyền sử dụng API Mã thông báo tin cậy của trình duyệt để chống gian lận và lạm dụng.
(Trích từ Google)
Hướng dẫn tắt chức năng quảng cáo cá nhân hóa
Nhiều lúc chúng ta cảm thấy sợ vì quảng cáo cá nhân hóa. Bạn đang tìm kiếm một cái gì đấy riêng tư trên môi trường internet, đơn giản là lên google tìm kiếm search một từ khóa hay vào một website. Sau nhưng chuỗi ngày đấy bạn sẽ nhận được những mẫu quảng cáo về sản phẩm hoạc dịch vụ bạn đã tìm kiếm đeo bám dai như địa trên bất cứ phương diện nào, bạn thấy chán ghét và muốn dừng lại hãy làm theo các bước sau:
1. Hướng dẫn tắt quảng cáo cá nhân hóa Google
Bước 1: Truy cập vào trung tâm quảng cáo của Google myadcenter.google.com
Bước 2: Chọn vào mục quảng cáo tôi nhìn thấy
Bước 3: Chọn vào quảng cáo cá nhân hóa => TẮT

Hoạc bạn có thể tùy chỉnh những danh mục quảng cáo nào được phép quảng cáo tới bạn ở mục “Tùy chỉnh quảng cáo”
2. Hướng dẫn tắt quảng cáo cá nhân hóa Facebook
Hướng dẫn tắt quảng cáo cá nhân hóa trên PC – Mobi làm tương tự
Bước 1: Truy cập vào Facebook tiếp theo chọn Cài đặt & quyền riêng tư => Cài đặt => Quảng cáo

Bước 2: Chú ý 5 mục ở Quản lý dữ liệu dùng để hiển thị quảng cáo cho bạn.
1. Dữ liệu do đối tác cung cấp về hoạt động của bạn: Quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên hoạt động của bạn ngoài đời hoặc trên trang web/ứng dụng khác.
Để hiển thị quảng cáo phù hợp, Facebook dùng dữ liệu mà nhà quảng cáo cùng các đối tác khác cung cấp cho facebook về hoạt động của bạn trên trang web và ứng dụng của họ, cũng như các hành động tương tác ngoài đời nhất định, chẳng hạn như mua hàng. Ví dụ: Facebook có thể hiển thị cho bạn quảng cáo về áo sơ mi dựa trên việc bạn đã truy cập vào trang web bán quần áo.
2. Hạng mục dùng để tiếp cận bạn: Thông tin trên trang cá nhân và các hạng mục khác dùng để tiếp cận bạn.
Nhà quảng cáo có thể nêu rõ rằng nên hiển thị quảng cáo của họ cho những người có thông tin nhất định trên trang cá nhân, chẳng hạn như trường học hoặc chức danh cụ thể.
Bạn có thể chọn có cho phép dùng thông tin trên trang cá nhân này để hiển thị quảng cáo cho bạn theo cách này không. Điều này không ảnh hưởng đến việc chúng tôi có thể dùng thông tin này để thêm bạn vào các hạng mục khác hoặc cá nhân hóa quảng cáo cho bạn. Những cài đặt này không thay đổi thông tin hiển thị trên trang cá nhân của bạn hoặc đối tượng có thể dùng thông tin đó.
3. Quảng cáo theo đối tượng: Nhà quảng cáo dùng hoạt động hoặc thông tin của bạn
Nhà quảng cáo có thể chọn hiển thị quảng cáo cho đối tượng nhất định. Có thể bạn nhìn thấy quảng cáo là do nhà quảng cáo đã thêm bạn vào một đối tượng dựa trên thông tin hoặc hoạt động của bạn bên ngoài Facebook. Nhà quảng cáo có thể sử dụng hoặc tải lên danh sách thông tin để chúng tôi so khớp với trang cá nhân của bạn, từ đó hiển thị cho bạn hoặc loại trừ bạn khỏi đối tượng nhìn thấy quảng cáo nhất định. Bạn cũng có thể được thêm vào một đối tượng dựa trên hoạt động tương tác với trang web, ứng dụng hoặc cửa hàng của nhà quảng cáo.
4. Quảng cáo hiển thị bên ngoài Facebook: Cách nhà quảng cáo tiếp cận bạn thông qua quảng cáo bên ngoài Facebook
5. Tương tác trên mạng xã hội: Ai có thể nhìn thấy hoạt động tương tác của bạn trên mạng xã hội cùng với quảng cáo?
Bước 3: Chọn vào từng mục ở bước 2 và => TẮT
Tùy vào nhu cầu của bạn có thể tắt từng mục tương ứng hoặc tắt hết.
Lưu ý: Tắt quảng cáo cá nhân hóa không đồng nghĩa là quảng cáo sẽ dừng hiển thị tới bạn
Cũng nên đọc