Kiến thức Marketing

Mô hình bánh đà Flywheel là gì?

Mô hình bánh đà Flywheel là gì?

Khác với mô hình phễu, bánh đà flywheel sẽ giải quyết được các lỗ hổng vừa nêu trong inbound marketing. Bánh đà flywheel là một thiết bị cơ khí do Jame Watt phát minh ra dùng trong việc sản xuất năng lượng quay ngay cả khi nguồn năng lượng bị cắt ngang.

Trong kinh doanh, bánh đà flywheel cũng có ý nghĩa tương tự. Đây là mô hình thể hiện sự tăng trưởng trong kinh doanh với trọng tâm bánh đà được coi là khách hàng. Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, họ sẽ tiếp tục đồng hành, thậm chí là quảng bá để thúc đẩy phát triển thương hiệu. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp không thể làm hài lòng khách hàng, họ có thể cản trở tới việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới của bạn

Bánh đà Flywheel
Bánh đà Flywheel

Thông qua từng giai đoạn: Attract (Thu hút) – Engage (Tương tác) – Delight (Làm hài lòng), những người lạ này sẽ dần dần chuyển đổi thành Prospects (Khách hàng tiềm năng), Customers (Khách hàng), và cuối cùng là Promoters (Người quảng bá).

Ưu điểm vượt trội của mô hình Flywheel

Attract (Thu hút)

Mục tiêu của giai đoạn trong mô hình Flywheel này là thông qua nhiều nội dung hữu ích, các chiến lược marketing, và đặc biệt là content marketing, sẽ bắt đầu thu hút thật nhiều Strangers (người lạ) hơn, tạo sự hứng thú, tò mò về thương hiệu mà bạn đang tiếp thị. Điều mấu chốt là chúng ta phải cố gắng khéo léo lôi kéo được sự chú ý của khán giả, không phải cưỡng ép nó.

Một giai đoạn Attract thành công là một tỉ lệ chuyển đổi từ người lạ sang Prospects (khách hàng tiềm năng) cao

Engage (Tương tác)

Trong giai đoạn này thì bạn cần tập trung các chiến lược của mình vào việc giúp những khách hàng tiềm năng có thể mua hàng một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Từ đó, chuyển đổi các khách hàng tiềm năng thành Customers (khách hàng).

Delight (làm hài lòng khách hàng)

Ở giai đoạn này, những chiến lược của bạn nên tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng đạt được mục tiêu của họ thông qua những sản phẩm của bạn. Hãy nhớ rằng, thành công của khách hàng cũng chính là thành công của bạn.

Đúng vậy, nguồn lực lớn nhất trong giai đoạn này là đội ngũ hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, những nỗ lực về content marketing có thể chú trọng vào những nội dung như mẹo sử dụng sản phẩm, hoặc những chương trình chỉ dành riêng cho khách hàng.

Ma sát trong mô hình Flywheel là gì?

Nếu nói mô hình Flywheel như một bánh xe quay thì ma sát trong mô hình Flywheel chính là lực cản trở bánh đà tiếp tục xoay chuyển. Chúng ta còn có thể nói, ma sát trong mô hình Flywheel chính là những nhược điểm, những điểm yếu kém, thiếu sót của doanh nghiệp cần phải được sửa chữa, cải thiện. Nếu doanh nghiệp không tìm cách giảm thiểu ma sát trong mô hình Flywheel thì chúng sẽ “giết chết” bánh đà này.

Cách giảm thiểu ma sát trong mô hình Flywheel?

Để giảm thiểu ma sát trong mô hình Flywheel, chúng ta có nhiều cách, chẳng hạn như việc làm mịn những điểm ma sát phổ biến. Những điểm ma sát phổ biến có thể kể đến là tỷ lệ chuyển đổi giữa những giai đoạn, số lượng khách hàng hài lòng, trung thành và số lượng khách hàng từ bỏ sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Việc xác định những nhược điểm này không quá khó khăn, lý do là vì doanh nghiệp đang phải xử lý những số liệu bị cô lập với nhau.

Không dễ dàng để phân tích và nhận định bức tranh tổng thể của doanh nghiệp cũng như kiểm tra rằng nguyên nhân tạo ra sự ma sát và cản trở có phải là do cấu trúc này không. Để trả lời cho vấn đề này, doanh nghiệp cần tập trung vào một trong các nguồn ma sát khó giải quyết như: sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, sự bàn giao thiếu sót, hời hợt và kém cỏi giữa các team. Những điều này chính là các điểm ma sát lớn nhất trong mô hình Flywheel. HubSpot đã giải quyết vấn đề khó khăn này bằng 4 bước, tương đương với 4 câu hỏi sau:

  • Điểm ma sát của doanh nghiệp nằm ở đâu, tức là doanh nghiệp đang gặp cản trở ở vấn đề nào? Do doanh nghiệp mất tương tác với khách hàng hay đang phải tốn quá nhiều công sức để giải quyết một số liệu nào đó?
  • Việc tự động hóa có thể diễn ra ở điểm nào? Xem xét hoạt động nào trong doanh nghiệp đang hoàn toàn dựa vào nhân viên, có thể thay đổi hoặc bổ sung bằng cách tự động hóa được không?
  • Việc giải quyết thông qua các mục tiêu được chia sẻ có thể diễn ra ở điểm nào? Lựa chọn một số đặc điểm, chẳng hạn như việc giới thiệu quy trình một cách sao cho các team trong công ty có cùng 1 cách nhìn?
  • Việc tái cơ cấu có thể được diễn ra ở điểm nào? Giả sử doanh nghiệp đang mắc phải một điểm mù trong hệ thống thì có team nào chuyên giải quyết không?

Mô hình Flywheel là một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng để hiểu rõ hơn và làm hài lòng khách hàng.Dây cũng là một yếu tố đẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.

Ngô Trang

Bé Trang thích chia sẽ học hỏi những kiến thức mình có, Đặc biệt là về marketing online - Hãy theo dõi website đệ nhận được những bài viết mới nhất. Mọi thắc mắc về nội dung LH: [email protected]

Bài viết liên quan

Back to top button